2

Tăng trưởng tín dụng ấn tượng tại TP Hồ Chí Minh
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2, tính đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, tăng 3,89% so với cuối năm 2024 và tăng 13,64% so với cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi này được lý giải nhờ các yếu tố thuận lợi từ cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng và lãi suất; môi trường đầu tư kinh doanh và kinh tế tăng trưởng.
Dư nợ cho vay lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đã tăng trưởng dương trở lại trong 2 tháng gần đây và đạt trên 580 nghìn tỷ đồng, tăng 0,34% so với cuối năm 2024 và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024. Bên cạnh đó, cho vay công nghiệp chế biến chế tạo đạt 557 nghìn tỷ đồng, tăng 2,37% so với cuối năm và tăng 9,35% so với cùng kỳ năm 2024.
Ngành ngân hàng thành phố cũng đang tập trung triển khai các chương trình tín dụng bám sát mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ và TP Hồ Chí Minh, như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tinh thần Nghị quyết 68 về thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Tính đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt trên 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2024 và chiếm khoảng 38,5% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố.
“Chính sách tín dụng và lãi suất hợp lý, cùng dịch vụ tín dụng đa dạng, phù hợp với các đối tượng vay vốn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để mở rộng và tăng trưởng,” ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết.
Theo ước tính của UBND TP Hồ Chí Minh, trong nửa đầu năm 2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ghi nhận kết quả rất tích cực, khi ước tăng 8,55% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn cũng ghi nhận phục hồi mạnh mẽ, khi tăng 16,2% so với cùng kỳ, ước đạt hơn 172 nghìn tỷ đồng.
Dữ liệu trên cho thấy kinh tế TP Hồ Chí Minh đang từng bước hồi phục sau giai đoạn khó khăn. Việc tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững đóng vai trò then chốt trong việc giữ nhịp cho hoạt động sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng của người dân.
Để đạt mục tiêu GDP trên 8% năm nay, Ngân hàng Nhà nước đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% và cho biết sẽ được kiểm soát, điều chỉnh phù hợp thực tế. Dư địa tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh theo đó vẫn còn rất lớn trong nửa cuối năm.
Để đóng góp tốt hơn nữa vào sự tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh, ngành ngân hàng thành phố cho biết, sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính gồm đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế tư nhân; tăng cường phát triển tín dụng xanh và đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết, những động lực tăng trưởng mới gắn với yêu cầu phát triển kinh tế số, kinh tế xanh sẽ có tác động tích cực hơn khi những cơ chế chính sách mới được ban hành để thực hiện các nghị quyết trung ương và việc hình thành phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP Hồ Chí Minh.
Cùng đó, những thay đổi về không gian phát triển kinh tế – xã hội khi thành phố sáp nhập và mở rộng, các giải pháp thực hiện đầu tư công… sẽ tạo đà tăng trưởng tín dụng trên địa bàn rõ nét hơn trong nửa cuối năm 2025.
Bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho biết, các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang sẵn sàng nguồn vốn rất dồi dào để phục vụ hoạt động cho vay với nguồn vốn hiện tại là 180 nghìn tỷ đồng, nhưng dư nợ cuối tháng 5 mới chỉ ở mức 120 nghìn tỷ đồng.
Hiện ngân hàng này cũng đang thực hiện một số chương trình tín dụng ưu tiên, bám sát mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ và TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là liên quan đến ẩn số chính sách thuế quan của Mỹ và bất ổn địa chính trị thế giới.
Việc sáp nhập TP Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ mở ra chu kỳ phát triển mới của thành phố với rất nhiều dư địa tăng trưởng. TP Hồ Chí Minh mới sẽ là đại công trường về đầu tư và là mảnh đất màu mỡ cho các ngân hàng tiếp tục đồng hành và phát triển.

Tình hình tăng trưởng tín dụng tại TP Hồ Chí Minh
Tăng trưởng tín dụng ấn tượng tại TP Hồ Chí Minh
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2, tính đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, tăng 3,89% so với cuối năm 2024 và tăng 13,64% so với cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi này được lý giải nhờ các yếu tố thuận lợi từ cơ chế chính sách về tiền tệ tín dụng và lãi suất; môi trường đầu tư kinh doanh và kinh tế tăng trưởng.
Dư nợ cho vay lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đã tăng trưởng dương trở lại trong 2 tháng gần đây và đạt trên 580 nghìn tỷ đồng, tăng 0,34% so với cuối năm 2024 và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2024. Bên cạnh đó, cho vay công nghiệp chế biến chế tạo đạt 557 nghìn tỷ đồng, tăng 2,37% so với cuối năm và tăng 9,35% so với cùng kỳ năm 2024.
Ngành ngân hàng thành phố cũng đang tập trung triển khai các chương trình tín dụng bám sát mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ và TP Hồ Chí Minh, như hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tinh thần Nghị quyết 68 về thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Tính đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt trên 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2024 và chiếm khoảng 38,5% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố.
“Chính sách tín dụng và lãi suất hợp lý, cùng dịch vụ tín dụng đa dạng, phù hợp với các đối tượng vay vốn đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trên địa bàn tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng để mở rộng và tăng trưởng,” ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết.
Theo ước tính của UBND TP Hồ Chí Minh, trong nửa đầu năm 2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ghi nhận kết quả rất tích cực, khi ước tăng 8,55% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn cũng ghi nhận phục hồi mạnh mẽ, khi tăng 16,2% so với cùng kỳ, ước đạt hơn 172 nghìn tỷ đồng.
Dữ liệu trên cho thấy kinh tế TP Hồ Chí Minh đang từng bước hồi phục sau giai đoạn khó khăn. Việc tín dụng tăng trưởng ổn định và bền vững đóng vai trò then chốt trong việc giữ nhịp cho hoạt động sản xuất – kinh doanh và tiêu dùng của người dân.
Để đạt mục tiêu GDP trên 8% năm nay, Ngân hàng Nhà nước đưa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% và cho biết sẽ được kiểm soát, điều chỉnh phù hợp thực tế. Dư địa tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh theo đó vẫn còn rất lớn trong nửa cuối năm.
Để đóng góp tốt hơn nữa vào sự tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh, ngành ngân hàng thành phố cho biết, sẽ tập trung vào 3 trụ cột chính gồm đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế tư nhân; tăng cường phát triển tín dụng xanh và đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết, những động lực tăng trưởng mới gắn với yêu cầu phát triển kinh tế số, kinh tế xanh sẽ có tác động tích cực hơn khi những cơ chế chính sách mới được ban hành để thực hiện các nghị quyết trung ương và việc hình thành phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại TP Hồ Chí Minh.
Cùng đó, những thay đổi về không gian phát triển kinh tế – xã hội khi thành phố sáp nhập và mở rộng, các giải pháp thực hiện đầu tư công… sẽ tạo đà tăng trưởng tín dụng trên địa bàn rõ nét hơn trong nửa cuối năm 2025.
Bà Phùng Thị Bình, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) cho biết, các chi nhánh Agribank trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang sẵn sàng nguồn vốn rất dồi dào để phục vụ hoạt động cho vay với nguồn vốn hiện tại là 180 nghìn tỷ đồng, nhưng dư nợ cuối tháng 5 mới chỉ ở mức 120 nghìn tỷ đồng.
Hiện ngân hàng này cũng đang thực hiện một số chương trình tín dụng ưu tiên, bám sát mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ và TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, nhất là liên quan đến ẩn số chính sách thuế quan của Mỹ và bất ổn địa chính trị thế giới.
Việc sáp nhập TP Hồ Chí Minh với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu được kỳ vọng sẽ mở ra chu kỳ phát triển mới của thành phố với rất nhiều dư địa tăng trưởng. TP Hồ Chí Minh mới sẽ là đại công trường về đầu tư và là mảnh đất màu mỡ cho các ngân hàng tiếp tục đồng hành và phát triển.