ESG và kinh tế tuần hoàn thường được xem là những khái niệm phức tạp, mang nặng tính kỹ thuật của phương Tây. Tuy nhiên, dưới lăng kính triết học phương Đông, chúng lại hiện lên như một hệ thống “tương sinh” hài hòa và gần gũi.
Chuyên gia ESG và phân tích vòng đời, ông Phạm Hoài Trung, đã đưa ra góc nhìn về mối liên kết giữa mô hình ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) và kinh tế tuần hoàn. Theo ông, trong hành trình chuyển đổi xanh và quản trị ESG, mối quan hệ giữa kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính là một trục chiến lược trọng yếu.
Mối quan hệ giữa kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính
Bản chất của mối liên hệ này là một chuỗi nhân quả mang tính hệ thống, nơi kinh tế tuần hoàn đóng vai trò là cỗ máy triệt tiêu phát thải tại nguồn. Bắt đầu từ việc ưu tiên vật liệu tái chế sẽ cắt đứt mắt xích đầu tiên gây phát thải là khai thác và vận chuyển, như cách sản xuất nhôm tái chế chỉ phát thải bằng 5-10% so với nhôm nguyên chất.
Chuyên gia Phạm Hoài Trung cùng các đồng nghiệp trao đổi về ESG và kinh tế tuần hoàn.</caption]
Không chỉ dừng lại ở đó, việc thiết kế sản phẩm để kéo dài vòng đời sẽ làm giảm tần suất sản xuất mới, trong khi các mô hình kinh doanh chia sẻ giúp tối ưu hóa tiêu dùng vật chất. Cuối cùng, quản lý chất thải hiệu quả, đặc biệt là tái chế chất thải hữu cơ, giúp ngăn chặn sự hình thành khí metan – một loại khí nhà kính có sức tàn phá gấp 25 lần CO₂.
Triết lý ngũ hành và mối quan hệ giữa ESG và kinh tế tuần hoàn
Theo chuyên gia Phạm Hoài Trung, cần nhìn nhận kinh tế tuần hoàn như cơ chế vận hành, và đề xuất một góc nhìn từ triết lý phương Đông, ví von mô hình ESG như sơ đồ ngũ hành tương sinh.
Ở vị trí trung tâm của vòng tròn đó là Xã hội (S), tức con người – vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng chịu tác động. Và để giữ cho vòng tròn tương sinh ấy vận hành hài hòa, trụ cột Quản trị (G) đóng vai trò là nghệ thuật điều phối, bảo đảm cân bằng giữa khai thác và tái tạo.
Nghệ thuật quản trị ESG và kinh tế tuần hoàn
Để biến triết lý này thành hành động, ông Phạm Hoài Trung gợi mở một hình ảnh biểu tượng: người thầy thuốc Đông y đang cẩn trọng bốc từng vị thuốc bằng cân tiểu ly. Hình ảnh này là một ẩn dụ cho nghệ thuật quản trị ESG và thực hành kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn.
“Hình ảnh này là một ẩn dụ cho nghệ thuật quản trị ESG và thực hành kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn. Trước hết, đó là sự cân bằng và định lượng chính xác. Người thầy thuốc cân đo từng vị thuốc một cách cẩn trọng, tương tự như quản trị ESG đòi hỏi phải đo lường chính xác từng chỉ số từ phát thải, tiêu thụ nước đến tác động xã hội.”