Trang chủ Tin tứcPháp luật Phúc thẩm vụ Trịnh Văn Quyết: Cần hình phạt nghiêm khắc để răn đe

Phúc thẩm vụ Trịnh Văn Quyết: Cần hình phạt nghiêm khắc để răn đe

bởi Linh

Vụ án Trịnh Văn Quyết: Sự nghiêm minh của pháp luật được thể hiện qua hình phạt

Theo chuyên gia pháp lý, hành vi của Chủ tịch FLC đã gây tổn hại nghiêm trọng đến lòng tin của xã hội vào tính minh bạch của thị trường chứng khoán.

Chiều 5/8/2024, bản án sơ thẩm đã tuyên phạt Trịnh Văn Quyết 21 năm tù về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán. Hai em gái của ông Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga, lần lượt bị phạt 14 năm tù và 8 năm tù.

Cựu Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn FLC, Hương Trần Kiều Dung, bị phạt 8 năm 6 tháng tù. Theo cơ quan tố tụng, giai đoạn 2017-2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo nhân viên FLC lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán để thao túng thị trường chứng khoán.

Hành vi thao túng các mã cổ phiếu đã gây thiệt hại 723 tỷ đồng cho các nhà đầu tư. Với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trịnh Văn Quyết nâng khống vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS, thu tiền của các nhà đầu tư.

Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga được lực lượng làm nhiệm vụ dẫn giải đến tòa

Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga tại tòa

Luật sư Diệp Năng Bình nhìn nhận, hành vi thao túng chứng khoán là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các mặt cấu thành tội phạm.

Về việc khắc phục hậu quả, luật sư Bình cho biết, việc nộp tiền bồi thường thiệt hại chỉ là nghĩa vụ bắt buộc, không phải là “điều kiện đổi chác”. Ông Trịnh Văn Quyết cần phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

“Cần có hình phạt nghiêm khắc để thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, để răn đe các cá nhân, tổ chức khác và là thông điệp mạnh mẽ từ phía Nhà nước về việc kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực kinh tế – tài chính”.

Một chuyên gia pháp lý cũng cho rằng, không thể nhầm lẫn giữa nghĩa vụ khắc phục hậu quả với việc giảm nhẹ tội danh. Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm bắt buộc của người gây ra hậu quả – đó là nghĩa vụ pháp lý.

Có thể bạn quan tâm