Trang chủ Đời sống Cụ ông 80 tuổi mang hơn 100 viên sỏi bàng quang: Bác sĩ cảnh báo nguy cơ

Cụ ông 80 tuổi mang hơn 100 viên sỏi bàng quang: Bác sĩ cảnh báo nguy cơ

bởi Linh

Ca phẫu thuật đặc biệt cho cụ ông 80 tuổi mang hơn 100 viên sỏi bàng quang đã thành công, nhưng cũng cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn nếu không được điều trị kịp thời.

Mới đây, Khoa Tiết niệu của Bệnh viện trực thuộc Đại học Dali (Vân Nam, Trung Quốc) đã thực hiện thành công ca phẫu thuật lấy sỏi bàng quang cho cụ ông 80 tuổi. Bệnh nhân này đã từng trải qua 2 lần phẫu thuật và phải đặt ống thông bàng quang suốt 13 năm.

Cụ ông 80 tuổi mang trong mình hơn 100 viên sỏi bàng quang

Cụ ông 80 tuổi mang hơn 100 viên sỏi bàng quang

Được biết, cụ ông họ Trương bị sỏi bàng quang tái phát nhiều lần, từng trải qua 2 ca mổ, trong đó một lần cắt tuyến tiền liệt, một lần lấy sỏi. Do tổn thương bàng quang, ông phải đặt ống thông tiểu qua da suốt 13 năm. Gần đây, ông tiểu khó, nhiễm trùng nặng nên nhập viện.

Kết quả chẩn đoán cho thấy bàng quang bệnh nhân chứa rất nhiều sỏi, gây chèn ép nghiêm trọng. Tuy nhiên, do tuổi cao, tim phổi yếu và từng mổ nhiều lần, việc phẫu thuật lại rất rủi ro. Vùng chậu cũng bị dính và nhiều mô sẹo, gây khó khăn khi mổ.

Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định mổ ngang bàng quang để tránh vùng dính, giảm chảy máu và giữ nguyên ống thông cũ, thuận lợi cho việc lấy sỏi.

Sau khi được sự đồng thuận của bệnh nhân và người nhà, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Trong quá trình mổ, các bác sĩ đã lấy ra hơn 100 viên sỏi đủ kích cỡ.

Bác sĩ cảnh báo về nguy cơ sỏi bàng quang

Bác sĩ cảnh báo về nguy cơ sỏi bàng quang

Sau mổ, các chỉ số sinh tồn của cụ Trương ổn định, chức năng bàng quang hồi phục tốt, ống dẫn lưu hoạt động trơn tru. Sáng hôm sau, bệnh nhân đã có thể xuống giường đi lại nhẹ nhàng.

Từ trường hợp của cụ Trương, các chuyên gia khuyến cáo người dân, đặc biệt là nam giới lớn tuổi, nên duy trì thói quen sống khoa học để phòng tránh sỏi bàng quang. Uống đủ nước vào buổi sáng sau khi thức dậy là cực kỳ quan trọng, giúp làm loãng nước tiểu, giảm nguy cơ kết tinh tạo sỏi.

Ngoài ra, với những người đã từng có tiền sử sỏi đường tiết niệu, cần kiểm tra định kỳ, không nên chủ quan với các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu khó hay nước tiểu có cặn. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được biến chứng nặng nề.

Sỏi bàng quang chiếm tỉ lệ khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu, là loại bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Sỏi bàng quang có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm như viêm thận, suy thận nếu không được điều trị kịp thời.

Để phòng tránh sỏi bàng quang, cần duy trì thói quen sống lành mạnh, uống đủ nước, hạn chế ăn mặn, ăn nhiều rau xanh và vận động thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm