Trang chủ Tin tứcKhoa học Biên giới giữa con người và máy móc ngày càng mờ đi

Biên giới giữa con người và máy móc ngày càng mờ đi

bởi Linh

Công nghệ giao diện não – máy tính (BCI) đang trở thành hiện thực, giúp con người điều khiển thiết bị bằng ý nghĩ. Với khả năng giải mã tín hiệu não, BCI mở ra hy vọng phục hồi chức năng cho người bị liệt, đồng thời đặt nền móng cho một kỷ nguyên tương tác mới giữa con người và máy móc.

Công nghệ đột phá trong lĩnh vực BCI

Trung Quốc vừa đạt bước tiến quan trọng trong lĩnh vực BCI khi bệnh nhân liệt tứ chi đầu tiên đã có thể điều khiển máy tính và trò chơi điện tử chỉ bằng suy nghĩ, sau khi được cấy ghép thiết bị BCI xâm lấn không dây.

Thông tin được Trung tâm Xuất sắc về Khoa học Não bộ và Công nghệ Trí tuệ (CEBSIT), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc công bố. Ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 25/3 tại Bệnh viện Hoa Sơn (Đại học Phúc Đán), sau khi Trung Quốc khởi động thử nghiệm lâm sàng thiết bị này vào đầu tháng 3.

Chỉ sau 2-3 tuần huấn luyện hậu phẫu, bệnh nhân đã có thể sử dụng thiết bị để điều khiển máy tính, chơi game đua xe, cờ vua và các ứng dụng khác, hoàn toàn bằng tín hiệu thần kinh từ não.

Bước tiến quan trọng trong tương tác giữa người và máy móc

Thành công này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Mỹ với đại diện là Neuralink, tiến hành thử nghiệm lâm sàng công nghệ BCI xâm lấn. Thiết bị được CEBSIT phát triển có kích thước nhỏ gọn như một đồng xu, với điện cực siêu mảnh và linh hoạt gấp 100 lần so với các sản phẩm cùng loại, giúp hạn chế tổn thương mô não và duy trì kết nối ổn định trong thời gian dài.

Theo CEBSIT, hệ thống BCI dự kiến sẽ được cấp phép và thương mại hóa vào năm 2028, mang lại giải pháp công nghệ cho hàng triệu người bị chấn thương tủy sống, hoặc mắc các bệnh thần kinh vận động nghiêm trọng.

Người mất khả năng nói có thể giao tiếp bằng ý nghĩ

Người mất khả năng nói có thể giao tiếp bằng ý nghĩ

Cá nhân hóa điều trị với công nghệ BCI

Ông Marco Baptista, Giám đốc khoa học của Quỹ Christopher & Dana Reeve – tổ chức hỗ trợ người bị liệt, nhận định BCI là công nghệ “đầy hứa hẹn” trong việc mở rộng khả năng phục hồi vận động.

“Chúng ta chưa thể biết công nghệ nào sẽ chiến thắng. Nhưng chính những dự án táo bạo như thế này sẽ định hình tương lai phục hồi chức năng cho hàng triệu người”.

Từ một ý tưởng thuộc về khoa học viễn tưởng, công nghệ BCI đang dần trở thành hiện thực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa con người và máy móc.

Công nghệ này đã chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ bệnh nhân bị liệt vận động trở lại, giúp người mất khả năng nói có thể giao tiếp bằng ý nghĩ và thậm chí hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson.

Có thể bạn quan tâm